THẨM MỸ ĐIỀU TRỊ VÀ CHỮA CÁC DỊ TẬT BẨM SINH
I. SỨT MÔI
Môi sứt hở hàm ếch là dị tật bẩm sinh làm biến dạng khuôn mặt. Tình trạng này sẽ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Thậm chí nó còn để lại ảnh hưởng nặng nề về mặt tinh thần. Thế nên, thẩm mỹ môi sứt trở thành việc cần làm ngay và vô cùng chính đáng đối với những người mắc phải dị tật này.
l . Nguyên nhân dẫn đến môi sứt hở hàm ếch
Môi sứt hở hàm ếch thường hình thành ngay từ trong thời kỳ phôi thai. Cụ thể là vì quá trình ráp nối các bộ phận của răng hàm mặt gặp vấn đề. Nguyên nhân gây ra tuy vẫn chưa được xác định rõ ràng. Nhưng theo các chuyên gia những yếu tố tác động có thể là:
– Nhiễm chất độc hóa học, nhiễm tia X
– Người mẹ bị stress, khủng hoảng về tâm lý, điều kiện sống thiếu thốn, suy dinh dưỡng khi mang thai
– Dùng thuốc không đúng chỉ định, bị cảm cúm kéo dài trong thai kỳ
– Mang thai khi lớn tuổi,…
Trẻ em mắc phải bệnh này thường sẽ gặp những vấn đề khác ảnh hưởng đến cuộc sống. Chẳng hạn như khó phát âm, nói ngọng, viêm tai giữa, viêm tai tiết dịch.
Trong đó ảnh hưởng trực tiếp, có thể dễ dàng thấy ngay là về mặt thẩm mỹ. Người bị sứt môi thường cảm thấy tự ti khi giao tiếp với người khác. Vì vậy, việc thẩm mỹ môi sứt được xem là rất quan trọng và cực kỳ cần thiết.
2. Phương pháp thẩm mỹ môi sứt
Thẩm mỹ môi sứt nên được tiến hành ngay khi còn nhỏ. Tùy vào tình trạng, mà bác sĩ chuyên khoa tại bệnh viện thẩm mỹ Sài Gòn sẽ tư vấn, đưa ra các phương pháp phẫu thuật phù hợp.
– Phẫu thuật loại bỏ khe môi, kết hợp thu hẹp nền mũi, làm thon gọn cánh mũi và dựng thẳng trụ mũi
– Chỉnh sửa nền, cánh và đầu mũi, kết hợp phẫu thuật nâng sóng mũi hay chỉnh hình hàm trên
– Phẫu thuật thẩm mỹ môi sứt, chỉnh viền môi và phẫu thuật tái tạo đầu mũi
Thẩm mỹ môi sứt tuy có thể mang lại hình dạng môi bình thường nhưng vẫn để lại khuyết điểm. Do đó, trẻ em bị sứt môi khi trưởng thành cần thực hiện thẩm mỹ tạo hình lại một lần nữa.
II. CÁNH MŨI XẸP
Đối với trường hợp cánh mũi bị xẹp do bẩm sinh, phương pháp tốt nhất là nên thu gọn mũi hay còn gọi là khép cánh mũi.
l. Quy trình tiến hành phẫu thuật thẩm mỹ khép cánh mũi.
Bước 1: Bác sĩ thăm khám và tư vấn
Bước 2: Xác định khu vực phẫu thuật
Bước 3: Gây tê vùng cánh mũi
Bước 4: Tiến hành phẫu thuật thẩm mỹ khép cách mũi
Bước 5: Kết thúc phẫu thuật
2. Kết quả đạt được sau phẫu thuật khép cánh mũi
– Cánh mũi được thu nhỏ gọn nhìn thanh thoát hơn.
– Mũi trở nên cân đối và hài hòa với khuôn mặt.
– Đảm bảo an toàn tuyệt đối, không để lại sẹo.
– Kết quả thu gọn cánh mũi được vĩnh viễn.
3. Chăm sóc sau phẫu thuật thẩm mỹ khép cánh mũi
– Không nên để vết thương vừa phẫu thuật tiếp xúc với nước, mỹ phẩm, bụi bẩn…
– Tránh hoạt động mạnh trong thời gian đầu của phẫu thuật.
– Sử dụng thuốc sau phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ.
– Kiêng thịt trâu, rau muống, trứng, rượu bia, chất kích thích…
– Cắt chỉ sau 7 ngày và tái khám theo yêu cầu bác sĩ.
III. MẮT LÉ
l. Mắt lé là gì?
Xung quanh mắt có các cơ giúp hoạt động điều hướng nhìn linh hoạt hơn. Các cơ này được vận động bởi sự điều khiển của các dây thần kinh. Vì một lý do nào đó, sự điều khiển này không bình thường, dẫn đến tình trạng mắt bị lé.
Mắt lé là tình trạng hai mắt không thẳng hàng ở tư thế nhìn thẳng về phía trước, một mắt lệch so với mắt còn lại.
Các hình thái mắt lé: lé ra ngoài, lé vào trong, lé đứng trên, lé luân phiên. Mắt lé không chỉ ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ mà còn có thể dẫn đến các bệnh lý về mắt.
Khi mắt bị lé thì ánh sáng đi vào không đúng trục thần kinh, nên hình ảnh não nhận được bị mờ, yếu. Nếu kéo dài tình trạng ảnh hưởng tới thị lực, mắt yếu.
Các chuyên gia thẩm mỹ mắt cho biết, hiện nay có hai loại mắt lé: lé bẩm sinh ( trước 6 tháng tuổi) và lé mắc phải ( sau 6 tháng tuổi). Trường hợp lé mắc phải thường do bệnh lý: tật khúc xạ, bệnh lý thần kinh, sẹo, cườm,.. Những đứa trẻ bị tật khúc xạ mà không đeo kính, thị lực giảm cũng có thể dẫn tới tình trạng mắt lé.
l. Tác hại của mắt bị lé
Thị lực giảm, kém phát triển, có thể gây nhược thị. Ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày, giảm hiệu quả công việc. Mắt lé lâu năm có thể gây mù lòa.
Thẩm mỹ mắt lé ảnh hưởng tới tâm lý. Đối với trẻ nhỏ ảnh hưởng tới quá trình phát triển toàn diện, khó khăn trong giao tiếp.
Khuyết điểm về đôi mắt, thẩm mỹ mắt lé kém linh hoạt, không có hồn.
2. Thẩm mỹ mắt bị lé như thế nào?
Theo các bác sĩ chuyên khoa mắt, việc điều trị thẩm mỹ mắt lé tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên. Nếu lé bẩm sinh, phương pháp phẫu thuật là cần thiết. Lé do tật khúc xạ, có thể điều chỉnh bằng cách đeo kính.
Trong trường hợp bị nhược thị, là tình trạng thị lực hai mắt chênh lệch 3 hàng. Như vậy, một mắt khỏe và một mắt yếu, cần tăng thị lực cho mắt yếu bằng cách nhìn bằng một mắt. Luyện tập ban đầu là 2 tiếng/ ngày, sau đó tăng dần.
Đối với trẻ nhỏ dưới 10 – 12 tuồi, phẫu thuật thẩm mỹ mắt lé được thực hiện sau khi gây mê toàn thân. Phẫu thuật chữa mắt lé người lớn có thể gây tê tại chỗ. Trường hợp gây mê, phải nằm viện ít nhất 3 ngày, có thể về trong ngày nếu gây tê tại chỗ.
Sau phẫu thuật, mắt hơi đỏ, nhưng tình trạng này nhanh chóng biến mất. Sau khoảng 7 ngày, vết thương lành hẳn, có thể ăn uống và sinh hoạt bình thường.
Phẫu thuật thẩm mỹ mắt lé an toàn, không ảnh hưởng tới thị lực trước đó của mắt. Tuy nhiên, với kỹ thuật thực hiện không đúng, chăm sóc hậu phẫu không tốt, có thể để lại biến chứng và nguy hiểm trong thẩm mỹ. Tụ máu gây đỏ mắt, sưng phù kết mạc (lòng trắng mắt) hoặc mi mắt…
3. Thẩm mỹ mắt lé có vĩnh viễn không?
Trường hợp nguyên nhân mắt lé không do bệnh lý thì sau phẫu thuật có thể kéo dài vĩnh viễn, không tái phát. Một số trường hợp, phải phẫu thuật nhiều lần mới có thể chữa trị hoàn toàn.
III. TAI VỂNH
**** Nhận diện đôi tai vểnh?
Tai vểnh là khiếm khuyết cấu trúc vành tai khá phổ biến. Mặc dù, vành tai vểnh không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, nhưng lại khiến khuôn mặt mất cân đối và thiếu thẩm mỹ. Bởi vậy, những người không may bị tật tai vểnh thường cảm thấy thiếu tự tin, nhất là phụ nữ.
Bạn có thể nhận diện đôi tai vểnh theo một số đặc điểm như:
- Vành tai nhô ra quá rộng
- Kích thước vành tai lớn, loa tai sâu
- Vành tai vểnh lên cao và hai bên tai không cân xứng
Tật tai vểnh do di truyền mà ra. Để khắc phục hiệu quả yếu tố bẩm sinh này, phẫu thuật chữa tai vểnh là sự lựa chọn tốt. Hiện nay, với việc ứng dụng công nghệ chỉnh sửa tại tiên tiến, bệnh viện Thẩm mỹ Sài Gòn tự tin đủ khả năng mang lại cho bạn đôi tai cân đối và đẹp tự nhiên.
l Các quy trình tiến hành phẩu thuật thẩm mỹ cho tai:
1. Thăm khám và tư vấn
Bằng kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn, Bác sĩ sẽ quan sát tổng quát cấu trúc tai để xác định tình trạng khiếm khuyết tai của khách hàng. Đồng thời, Bác sĩ sẽ lắng nghe nguyện vọng của khách hàng để tư vấn hình dáng và phương pháp chỉnh sửa tai phù hợp.
Bác sĩ tiến hành thử phản ứng thuốc, xét nghiệm máu,…để chắc chắn khách hàng đủ sức khỏe tham gia phẫu thuật, đảm bảo hiệu quả và an toàn cho khách hàng sau ca điều trị.
2. Gây tê
Phương pháp phẫu thuật tai vểnh khá đơn giản, nên Bác sĩ chỉ cần gây tê tại vùng lấy sụn và vị trí tai sẽ cắt mổ. Thuốc tê sẽ giúp khách hàng thoải mái và an tâm trong suốt quá trình chỉnh sửa.
3. Lấy sụn tự thân
Thông thường, Bác sĩ sẽ lấy sụn sườn để để tái tạo dáng vành tai. Phần sụn sườn lấy ra được chẻ miếng và thiết kế thành khung vành tai.
4. Tiến hành phẫu thuật
Tùy vào từng trường hợp, Bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp phẫu thuật chỉnh sửa tai vểnh hợp lý
5. Băng ép vùng tai
Sau khi chỉnh sửa vành tai hoàn chỉnh, Bác sĩ sẽ dùng băng ép vùng tai mới phẫu thuật để tránh nhiễm trùng và chảy máu tai. Hơn nữa, băng ép sẽ giúp cố định tạo hình mới của vành tai.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
BS Beatrice (Chủ tịch hội PTTM Pháp) trao kỷ niệm chương hội viên danh dự - hội PTTM Pháp cho BS Ngu
GS George Fisher chuyên gia hút mỡ hàng đầu thế giới và GS Nguyễn Xuân Cương tại hội nghị quốc tế Pa
Copyright @ 2020 BỆNH VIỆN THẨM MỸ SÀI GÒN. All rights reserved. Designed by tinthanhweb.com